Schema là gì? là một đoạn mã html hoặc đoạn mã khai báo sử dụng javascript dùng để đánh dấu dữ liệu có câu trúc (structured data). Là dự án lớn được 4 ông lớn: google, bing, yandex và yahoo quan tâm và hợp tác triển khai. Schema hay schema.org hoặc schema Markup là cách gọi khác nhau của lược đồ Schema.

1. Schema có tác dụng gì?

Schema được tạo ra bằng thủ công hoặc dùng công cụ hỗ trợ, chúng được gắn vào website giúp cho các công cụ tìm kiếm dễ dàng phân loại, nhận biết website đó thuộc Type nào và trả về kết quả nhanh chóng, chính xác hơn.

schema là gì
schema là gì

Bình thường, với một website mới hoặc một nội dung mới được bộ máy tìm kiếm phát hiện và craw, để hiểu được nội dung của webstie hoặc bài mới đó thì Google phải thao tác, so sánh dữ liệu thu thập được, phân tích các ngữ cảnh tốn rất nhiều thời gian thì mới hiểu được website mới đó nói về cái gì, mới phân loại được website đó.

Lúc này, để các công cụ tìm kiếm hiểu nhanh về website của mình hơn, hiểu rõ website đang nói về cái gì thì lược đồ sẽ làm việc đó, nó thúc đẩy nhanh quá trình Google tìm hiểu, phân tích và phân loại website nhanh hơn.

Trong quá trình sử dụng, lược đồ được phân chia làm 2 phương diện: Dành cho các bộ máy tìm kiếm và dành cho người dùng.

1.1 Schema với phương diện dành cho các bộ máy tìm kiếm

Tại thời điểm hiện tại, 2021 trên thế giới có gần 2 tỷ website đang hoạt động. Việc người dùng đọc hiểu nội dung của trang web trong lần đọc đầu tiên là rất dễ nhưng với các công cụ tìm kiếm thì điều đó không hề đơn giản như vậy. Vì ngôn ngữ có nhiều từ rất phức tạp mà các công cụ tìm kiếm không thể phân tích giải thích được.

Ví dụ: Một cụm từ “Moonlight” thì có thể dịch là ánh trăng hoặc là tên của một nhân vật, một bộ phim. Vậy thì tùy theo ngữ cảnh để dịch từ đó cho đúng nghĩa. Điều này sẽ gây ra cản trở rất lớn cho các công cụ tìm kiếm trong việc phân tích, phân loại kết quả trả về khi người dùng tìm kiếm.

Do đó, để khắc phục được những hạn chế đó, để cho các công cụ tìm kiếm Search Engine hiểu và phân loại các thông tin một cách chính xác, thu thập dữ liệu nhanh hơn thì lược đồ là rất quan trọng. Schema chính là nơi cung cấp những dữ liệu cụ thể, giải nghĩa đó để cho các công cụ tìm kiếm Search Engine hiểu được các website có nội dung đang nói về cái gì, thuộc chủ đề nào.

1.2 Schema với phương diện dành cho người tìm kiếm

Với lược đồ Schema sẽ giúp cho website của bạn thu hút người tìm kiếm hơn vì nó cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn, nhiều gợi ý sát với người tìm kiếm hơn.

Ví dụ: Khi người dùng tìm kiếm thông tin về một sản phẩm thì việc cung cấp thêm các thông tin như hãng sản xuất, các chính sách hỗ trợ bảo hành, thông tin chi tiết về kỹ thuật,…. các điều đó sẽ làm tăng tỉ lệ khách hàng truy cập vào website của bạn hơn.

2. Schema Markup là gì?

Schema, schema.org hay Schema Markup là dự án của 4 ông lớn Google, bing, yandex và yahoo hợp tác tạo ra một thư viện cộng đồng, nhằm khuyên khích và phát triển việc sử dụng Schema cho dữ liệu có cấu trúc trên vào website. Nhằm giúp cho các website “rõ nghĩa” hơn trong “mắt” của các bộ máy tìm kiếm.

Schema markup cũng được phải setup theo cấu trúc tiêu chuẩn như mô tả chi tiết tại schema.org.

Hiện nay, các công cụ hỗ trợ và đưa ra 3 định dạng cho Schema Markup dành cho các quản trị viên cần nắm được như sau:

  • Dữ liệu dạng Json-LD
  • Dữ liệu dạng RDFa
  • Dữ liệu dạng Microdata

Dữ liệu dạng Json-LD được các công cụ tìm kiếm Search Engine khuyến cáo nên dùng.

2.1 Dữ liệu dạng Json-LD

Dữ liệu dạng Json-LD là một đoạn mã kết hợp giữa JSON và Linked Data được đặt trong cặp thể <script></script> của Javascript, với cấu trúc rõ ràng, dễ hiểu và thân thiện. Dựa vào những dữ liệu được khai báo đó, các công cụ tìm kiếm Search Engine sẽ hiểu được các thuộc tính của một đối tượng trong website hay trang rõ ràng hơn, chi tiết hơn và nhanh hơn.

<script type=”application/ld+json”>
{
“@context”: “https://schema.org”,
“@type”: “Organization”,
“url”: “http://www.yourdomain.com”,
“name”: “Your Brand Name.”,
“contactPoint”: {
“@type”: “ContactPoint”,
“telephone”: “Number Phone”,
“contactType”: “Customer service”
}
}
</script>

Nhìn đoạn mã Json-LD trên chúng trông rất rõ nghĩa và dễ hiểu phải không nào. Các đoạn mã Schema Markup được đặt trong thẻ <script type=”application/ld+json”> </script>. Đây là phần cố định đánh dấu đây là đoạn mã dành cho cấu trúc có dữ liệu Structured Data.

2.2 Dữ liệu dạng Microdata

Đây cũng là một dữ liệu đánh dấu có cấu trúc theo chuẩn, hiện nay vẫn đang được sử dụng rộng rãi.

Đối với dữ liệu dạng Microdata sẽ sử dụng các cặp mã HTML để đánh dấu chứ không dùng cặp thẻ <script></script>. Microdata sử dụng các thuộc tính itempro, itemtype trong thẻ HTML để xác định và đánh dấu dữ liệu có cấu trúc cụ thể.

<div itemscope itemtype =”http://schema.org/videos”>
<h1 itemprop=”name”>Inception</h1>
<div itemprop=”director” itemscope itemtype=”http://schema.org/Person”>
Director: <span itemprop=”name”>Christopher Nolan</span> (born <span itemprop=”birthDate”>30 July 1980</span>)
</div>
<span itemprop=”genre”>Science fiction</span>
<a href=”../videos/videos-trailer.html” itemprop=”trailer”>Trailer</a>
</div>

3. Cách sử dụng lược đồ Schema

Để sử dụng được lược đồ đúng cấu trúc, thì bạn bắt buộc phải hiểu được các nguyên tắc chung của Google đưa ra và các lệnh khai báo.

3.1 Cách kiểm tra website đã có Lược đồ Schema

Bạn nên sử dụng 2 công cụ kiểm tra được chính Google phát triển và đề xuất là: https://search.google.com/structured-data/testing-tool

Kiểm tra Schema bằng Google Structured Data
Kiểm tra Schema bằng Google Structured Data

hoặc sử dụng tính năng URL Inpspection trong Google Search Console để kiểm tra.

Kiểm tra Schema bằng Url Inspection trong Google Search Console
Kiểm tra Schema bằng Url Inspection trong Google Search Console

Lưu ý: Bạn không được chăn Googlebot truy cập vào các trang có dữ liệu có cấu trúc các các lệnh ngăn chặn của file robots.txt hoặc là chặn index trang dó bằng bất kỳ biện pháp nào.

3.2 Các nguyên tắc về chất lượng nội dung mà Google khuyến cáo

Chất lượng nội dung luôn là điều mà Google khuyến cáo nhằm loại bỏ các thủ thuật Blackhat thao túng dữ liệu có cấu trúc của Google. Nếu vi phạm bất kỳ yếu tố nào, Google phát hiện và sẽ phạt không hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

3.2.1 Chất lượng nội dung:

  • Nội dung luôn tuân thủ các nguyên tắc về chất lượng nội dung của Google khuyến cáo
  • Thường xuyên cập nhật thông tin cho sản phẩm, bài viết của bạn để đảm bảo các thông tin của bạn vẫn đang hoạt động tốt.
  • Không được sử dụng nội dung đánh dấu hiển thị cho người đọc mà trong nội dung bài viết lại không có thông tin về điều đó
  • Không được sử dụng nội dung đánh dấu không liên quan tới lĩnh vực của bạn
  • Không được sử dụng nội dung đánh dấu mạo danh bất kỳ cá nhân hay đơn vị tổ chức nào

3.2.2 Mức độ liên quan chính xác:

Website sử dụng dữ liệu có cấu trúc phải mô tả chính xác nội dung trang. Những sai lầm mà quản trị viên chưa có kinh nghiệm hay mắc phải

  • Website thuộc lĩnh vực bán điện thoại, máy tính nhưng lại gắn @type là công thức nấu ăn
  • Các trang web cá nhân lại gắn @type là tổ chức, đơn vị
  • Các website tin tức lại gắn @type là sản phẩm
  • Các trang về sản phẩm lại gắn @type là review về thức ăn, thực phẩm
  • Và một số vấn đề khác…

3.2.3 Vị trí đặt Schema

  • Đặt dữ liệu có cấu trúc ngay trên trang mà có đoạn dữ liệu mô tả đó
  • Nếu trong trang của bạn mà các trang, bài viết, sản phẩm bị trùng lặp nội dung giống nhau, thì cần đặt lược đồ trên tất cả các trang, bài viết, sản phẩm trùng lặp đó, chứ không được đặt ở một trang tiêu chuẩn
  • Vị trí đặt của lược đồ dữ liệu có cấu trúc ở phần đầu trang, bài viết, sản phẩm

3.2.4 Nguyên tắc sử dụng hình ảnh trong Schema

  • Khi chỉ định hình ảnh cho một thuộc tính của dữ liệu có cấu trúc Structured Data, hãy luôn đảm bảo rằng hình ảnh nằm trong nội dung bài viết đó.
  • Hãy đảm bảo rằng tất cả các URL hình ảnh phải cho phép Googlebot thu thập dữ liệu và lập chỉ mục.

3.2.5. Dữ liệu có cấu trúc cho phép đánh dấu nhiều phần tử trên cùng một trang

Google cho phép bạn sử dụng đánh dấu dữ liệu có cấu trúc nhiều phần tử trên cùng 1 trang, miễn là dữ liệu đánh dấu đó phải có trong nội dung của trang đó.

4. Các loại Shema được sử dụng nhiều nhất

Về loại lược đồ thì có rất nhiều, tuy nhiên có một số loại lược đồ hay được sử dụng nhiều nhất:

  • Lược đồ “Đoạn trích nổi bật”
  • Lược đồ “FAQ Schema – Lược đồ câu hỏi”
  • Lược đồ “Breadcrumbs Schema Markup”
  • Lược đồ “Sitelinks”
  • Lược đồ “Tìm kiếm trang web”
  • Lược đồ “Schema Article”
  • Lược đồ “Review Schema”
  • Lược đồ “Local Business Schema”
  • Lược đồ “Recipe Schema
  • Lược đồ “Product Schema”
  • Lược đồ “Sự kiện (Event)”
  • Lược đồ “Person Schema Markup”
  • Lược đồ “Tổ chức (Organization Schema)”
  • Lược đồ “Course Schema”
  • Lược đồ “Service Schema”
  • Lược đồ “Book Schema”
  • Lược đồ “Job Posting Schema”

Để tìm hiểu chi tiết các loại lược đồ Schema đang được sử dụng phổ biến hiện nay, chúng ta sẽ đi chi tiết ở bài sau.

Hết phần 1 ————–

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.